Cách làm tan máu bầm ở móng chân

939

Do va đập tác động của ngoại lực dẫn đến móng chân hoặc móng tay bị bầm. Tùy mức độ mà trong khoảng thời gian từ 3-12 tháng vết thương sẽ lành hoàn toàn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chỉ ra những cách làm tan máu bầm ở móng chân hiệu quả. 

1. Nguyên nhân móng chân bị bầm

Thông tin tham khảo: tuổi 40 nên uống collagen loại nào

Nguyên nhân nhiều nhất gây máu bầm ở móng chân là do chấn thương do ngoại lực gây ra. Ngoại lực ở đây có thể là bị vật nặng va vào, bị ổ khóa rơi trúng chân, bị kẹt cửa,…. Lúc này các mạch máu dưới móng chân sẽ bị vỡ chuyển sang màu tím đậm. Vết thương tuy không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người không thích. Sau khi xảy ra va chạm bạn có thể sử dụng những cách làm tan máu bầm ở móng chân dưới đây.

2. Cách làm tan máu bầm ở móng chân

Thông tin tham khảo: giá collagen

2.1. Chườm lạnh, chườm nóng sau khi bị thương

Trong vòng 48 tiếng sau khi bị thương bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh. Mục đích giúp giảm sưng. Sau 48 tiếng này bạn tiếp tục sử dụng đến phương pháp chườm nóng trong vòng 2 ngày. Cách chườm lạnh, chườm nóng như sau:

  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn mềm quấn với đá lạnh chườm nhẹ lên vết thương. Lưu ý chỉ chườm nhẹ tránh bị bỏng lạnh vết thương. Thực hiện khoảng 2-3 lần trong vòng 48 tiếng sau khi bị thương.
  • Chườm nóng: Sử dụng khăn nhúng nước ấm, vắt khô và chườm lên vết thương. Sau khi thực hiện chườm lạnh, chườm nóng khoảng 2-3 lần trong 48 tiếng tiếp theo.

2.2. Sử dụng thuốc tan máu bầm

Song song với cách chườm lạnh chườm nóng khi bị bầm ở chân bạn có thể sử dụng thuốc tan máu bầm. Loại thuốc này được bán khá phổ biến ở tiệm thuốc tây. Bạn có thể đem vết thương của mình đến hỏi dược sĩ. 

Đối với những vết thương không chỉ có máu bầm mà còn có dịch mủ, đỏ tấy,… thì bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám một cách chuyên nghiệp. Phòng trường hợp xương của bạn bị mích hoặc gãy. 

2.3. Chăm sóc sức khỏe

Để giảm các vết bầm tím bạn cần sử dụng những thực phẩm được liệt kê đến sau đây:

  • Rau có màu xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau giàu Vitamin K. Vitamin K là loại vitamin giúp mau chóng lành da, giảm bầm tím.
  • Dứa bổ sung vitamin c và enzyme bromelain giúp phá vỡ các sắc tố tối màu khiến móng chân bị bầm tím.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là vi lượng cần thiết cho quá trình hồi phục và làm lành vết thương nhanh hơn.

Bên cạnh đó bạn cần tránh những loại thực phẩm như sau: thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản, nếp,… Nếu móng chân bị bầm của bạn có vết thương hở thì phải tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm trên tránh bị sẹo lồi.

3. Thời gian phục hồi khi bị máu bầm ở móng chân

Thông tin tham khảo: Collagen là gì?

Vết màu bầm ở chân tuy là vết thương nhẹ nhưng thời gian phục hồi lại rất lâu. Tùy vào quá trình chăm sóc của bạn sau khi chân bị va chạm mà thời gian có thể rút ngắn hoặc kéo dài. Trung bình, vết bầm ở móng tay sẽ phục hồi nhanh hơn ở móng chân khoảng 3-6 tháng, móng chân thì tầm 6-12 tháng.

Sắc Ngọc Khang vừa chia sẻ đến bạn cách làm tan máu bầm ở móng chân. Hy vọng bạn sẽ có được mẹo hay chăm sóc sức khỏe. Chúc bạn luôn khỏe và tràn đầy sức sống.

nguồn: https://trekhoedep.net/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail