Tư thế ngồi của bà bầu có quan trọng không?

533

Hàng loạt các thắc mắc mà mẹ bầu đặt ra trong quá trình mang thai để hi vọng thai nhi được phát triển tốt, sức khỏe của mẹ cũng được ổn định như là: Bà bầu ngồi nhiều có vấn đề gì không?

Tư thế ngồi của bà bầu như thế nào là đúng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về điều này.

1. Bà bầu ngồi nhiều có sao không?

Thông tin tham khảo: tuổi 40 nên uống collagen loại nào

Đối với người bình thường nói riêng và mẹ bầu nói chung, ngồi nhiều không hề tốt cho sức khỏe. Nó khiến mạch máu khó lưu thông, cơ thể phía trên sẽ gây áp lực với các bộ phận phía dưới, điều này đặc biệt kị với phụ nữ đang mang thai. 

Ngồi nhiều lại không đúng tư thế gây một số vấn đề cho mẹ bầu như: chuột rút, tê giãn tĩnh mạch, đau nhức vai và lưng,  lượng oxy vận chuyển đến thai nhi không được ổn định đôi lúc khiến thai khó thở, dễ ngã,…

Đối với đặc thù công việc bắt buộc ngồi nhiều, thì tư thế ngồi của bà bầu cần được chú trọng. Ngồi đúng tư thế, vận động đi lại, thư giãn nhẹ sau khoảng 1 tiếng làm việc sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng trên.

2. Tư thế ngồi của bà bầu ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Thông tin tham khảo: giá collagen

2.1. Ngồi nghiêng lưng về phía sau 

Thoạt nhìn cứ nghĩ rằng đây là tư thế ngồi thoải mái khi ở trên giường, nhưng nếu như ngồi một hồi lâu mẹ bầu sẽ bị đau nhức lưng. Do lúc này, mọi lực đều dồn lên xương cột sống làm điểm tựa, gây áp lực lớn.

2.2. Không tựa lưng khi ngồi.

Nói cách khác là lựa chọn ghế đẩu để ngồi, đây là cách ngồi khá mạo hiểm cho mẹ bầu. Khi lưng không có điểm tựa thì cột sống khó định hình thẳng được, sơ ý có thể bị bật ngược về phía sau, gây nguy hiểm lớn.

2.3. Về vấn đề gập bụng

Thực tế, rất ít người ngồi tư thế gập bụng ( quá chúi người về phía trước). Tốt nhất là không nên ngồi tư thế này hay làm những hành động chúi người xuống như nhặt đồ, nó sẽ tạo ra một lực lớn nén bụng lại, điều này ảnh hưởng lớn đến em bé bên trong.

2.4. Ngồi chéo chân hay khoanh chân

Kiều ngồi này các mẹ bầu khi làm việc hay ăn uống dễ mắc phải do thói quen, nếu như vậy có nguy cơ gây dồn máu về chân, máu lại khó lưu thông ngược lên, gây tê mỏi, sưng phù bắp chân.

2.5. Ngồi xổm

Ngồi xổm là tư thế ngồi khiến đôi chân trở thành điểm tựa của cả cơ thể, buộc chân phải giãn cơ ra để chịu sức nặng của cơ thể, máu cũng bị dồn về bên dưới chân, gây suy giãn tĩnh mạch, tê mỏi chân, còn có nguy cơ bị ngã.

2.6. Ngồi nửa mông

Nhiều mẹ có thói quen ngồi nửa mông khi trên giường hoặc ghế, tế thế này nếu trụ không vững rất dễ trượt khỏi điểm tựa rồi ngã. Thêm vào đó, cách ngồi ngày cũng khiến mẹ bầu bị đau mông, mỏi lưng. 

3. Tư thế ngồi của bà bầu phù hợp cho sức khỏe mẹ và bé

Thông tin tham khảo: Collagen là gì?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mẹ bầu nên ngồi thẳng là tốt nhất. Cổ giữ thẳng lưng, vai thả lỏng, hai bàn chân không được chồng xếp vào nhau mà nên tạo với mặt đất góc 90 độ, lưng cần có điểm tựa. Điều đặt biệt là nên dành 5 phút đứng lên đi lại sau 1 tiếng ngồi, để máu lưu thông, các cơ bớt mỏi, cơ thể cũng cảm thấy thoải mái hơn.

Khi bụng bắt đầu lớn, bà bầu cần tập thói quen dùng một tay đỡ lưng trước khi ngồi để tránh tình trạng mất thăng bằng, và không nên chọn loại ghế quá cao. Ghế cho bà bầu phải có điểm tựa lưng, chân ghế đảm bảo sao cho khi ngồi lên có thể chạm được đất.

Như vậy, ta thấy được rằng tư thế ngồi của bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Nắm được tư thế ngồi đúng thì cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Hy vọng bài viết này sẽ là kiến thức bổ ích cho cẩm nang chăm sóc sức khỏe sinh sản của mẹ bầu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe.

nguồn: https://trekhoedep.net/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail