Ăn chôm chôm có béo không?

80

Chôm chôm có vị ngọt dịu, dễ ăn nên  là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Nhưng với những ai đang trong giai đoạn ăn kiêng và yêu thích thì chắc chắn sẽ có một vấn đề đau đầu “ ăn chôm chôm có béo không?” Để giải đáp tường tận thắc mắc này bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.

1. Chôm chôm chứa bao nhiêu calo?

Chôm chôm là gì? Mùa chôm chôm tháng mấy, bao nhiêu 1kg và làm món gì ngon

Quả chôm chôm có tên tiếng anh là Rambutan. Cây chôm chôm ưa sống và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới – cận nhiệt đới. Quả chôm chôm có vị ngọt thanh và vỏ màu đỏ  được nhiều người yêu thích. Vậy ăn chôm chôm có béo không? Để trả lời chính xác điều này, trước tiên chúng ta hãy xem xét hàm lượng calo của quả chôm chôm. 

 Quả chôm chôm chứa hàm lượng lớn vitamin C, A, E, B3 và B9. Nó cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng tự nhiên như canxi, phốt pho, sắt, đồng, kali, magie và mangan. Ngoài ra, chôm chôm cũng rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, đặc biệt là ít calo. Trung bình 100g chôm chôm chỉ cung cấp cho cơ thể khoảng 81,56 kcal, trong đó hàm lượng chất béo không đáng kể.

2. Lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe

Chôm chôm, vải rừng... hút khách thành phố mùa nắng nóng

Chứa nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe 

Theo  các chuyên gia dinh dưỡng, thịt chôm chôm có chứa tới 1,3-2 g chất xơ trên 100 g. Vitamin C chứa trong chôm chôm giúp chất sắt được hấp thụ tốt hơn từ thực phẩm. Vitamin C trong chôm chôm cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa  giúp  tăng cường hàng rào bảo vệ các tế bào của cơ thể trước nguy cơ nhiễm trùng. 

Chôm chôm cũng chứa lượng hàm lượng đồng đáng kể để duy trì sự tồn tại của tế bào, duy trì hoạt động của xương, não và tim. Ngoài ra, chôm chôm còn chứa mangan, kali,… cùng nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe khác. 

 Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa 

Chất xơ trong chôm chôm được chia thành hai loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.  

Chất xơ không hòa tan trong chôm chôm chiếm tới 50% tổng lượng chất xơ, giúp tăng tốc độ vận chuyển đường ruột và đẩy lùi bệnh táo bón. Chất xơ hòa tan cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn (acetate, propionate, v.v.) để nuôi các tế bào đường ruột. Từ đó, các lợi khuẩn giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh đường ruột.

Hỗ trợ giảm cân 

Cũng giống như bưởi, táo, chuối,… ăn chôm chôm có thể giúp bạn giảm cân và hỗ trợ quá trình giảm cân theo thời gian. Hàm lượng chất xơ trong chôm chôm cao nhưng calo lại rất ít nên chôm chôm giúp tạo cảm giác no lâu, không  ăn quá nhiều, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. 

Chất xơ hòa tan trong chôm chôm có thể hòa tan trong nước, tạo thành hợp chất dạng gel trong ruột. Hợp chất này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm cảm giác thèm ăn.

Ngăn ngừa nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch 

 Vitamin C chứa trong chôm chôm thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu trong cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng. Vỏ chôm chôm cũng chứa các hợp chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm  virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, vỏ và hạt chôm chôm không được khuyến khích tiêu thụ vì chúng chứa một số hợp chất có hại cho con người. 

 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường 

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc, vỏ chôm chôm có chứa các chất phenolic có tác dụng chống bệnh tiểu đường và hạ đường huyết lúc đói.

3. Ăn chôm chôm có béo không? 

Chôm chôm JAVA

Các chuyên gia dinh dưỡng thế giới đã chỉ ra rằng một người trưởng thành  cần tiêu thụ khoảng 1800 calo mỗi ngày để duy trì hoạt động hàng ngày. Và nếu vượt quá con số này đồng nghĩa với việc cân nặng sẽ tăng dần theo năm tháng. 

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, 100g chôm chôm chỉ chứa 81,56 kcal – đây là một hàm lượng khá thấp. Vậy ăn chôm chôm có mập không? Bạn có thể chắc chắn rằng ăn chôm chôm sẽ không gây béo hay tăng cân.

Mặt khác, trong quả chôm chôm có chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp tiêu hóa  nhanh, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Nó giúp tiêu hao năng lượng và đốt cháy chất béo hiệu quả. 

 Ngoài ra, trong chôm chôm có chứa hơn 80% là nước, sau khi ăn  tạo cảm giác no lâu, ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Nhờ đó giúp hạn chế tối đa lượng thức ăn nạp vào cơ thể và hỗ trợ giảm béo. 

Và để đạt được hiệu quả giảm cân tốt nhất thì bạn phải chuẩn bị một chế độ ăn uống hợp lý. Nên tránh ăn quá nhiều chôm chôm sẽ gây tác dụng ngược cho cân nặng. Vì trong quả chôm chôm vẫn chứa một lượng đường nhất định.

4. Những trường hợp không nên ăn chôm chôm để giảm cân

Mỗi loại trái cây đều có ưu và nhược điểm nếu chúng ta ăn quá nhiều hoặc không đúng cách trong  thời gian dài. Chôm chôm cũng tương tự nên nếu bạn ăn chôm chôm và có ý định dùng nó để hỗ trợ giảm cân thì nên lưu ý những điều sau: 

 Không ăn chôm chôm khi thân nhiệt đang nóng: Các loại trái cây nhiệt đới như vải, nhãn, chôm chôm  gây nóng trong người và dễ gây sưng phù khi ăn quá nhiều. Vấn đề tồi tệ hơn là nó có thể làm hỏng hệ tiêu hóa, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến đường ruột. 

Hạn chế ăn chôm chôm khi mang thai: Tính nóng của chôm chôm gây ra nhiều tác hại cho bà bầu và sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, trẻ nhỏ ăn nhiều loại quả này có thể bị phát ban nhiệt, ngứa  và  sốt.  

Những người thừa cân: Nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân, bạn cũng nên hạn chế ăn chôm chôm, vì cơ thể không thể hấp thụ thêm calo, mặc dù chôm chôm chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Trên đây là những thông tin về quả chôm chôm, ăn chôm chôm có béo không dành cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều hiểu biết về loại quả này để bạn có cách sử dụng chúng tốt nhất cho sức khỏe.

Cùng xem:  viên uống collagen năm 2023 ,  Chứng bệnh gì không nên uống collagen?

Nguồn: https://trekhoedep.net/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail