Mách bạn cách thở khi chạy bền

540

Nắm được cách thở khi chạy bền là điều quan trọng để dễ dàng chinh phục được bộ môn này. Nếu như không có kỹ năng về vấn đề này, khi chạy cơ thể nhanh bị đuối sức, mệt mỏi, khó vận động tiếp tục nữa.

Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách thở khi chạy bền hiệu quả.

1. Nhịp thở quan trọng như thế nào khi chạy bền?

Thông tin tham khảo: tuổi 40 nên uống collagen loại nào

Trước khi đi vào hướng dẫn cách thở khi chạy bền, chúng ta cần nắm được tại sao nhịp thở lại quan trọng đến như vậy?

Khi chạy bền, cơ thể vận động tương đối mạnh, cần nhiều sức. Việc hít thở đúng cách sẽ giúp lượng oxy nạp vào đủ khả năng cung cấp cho các cơ bắp.

Hiểu sơ về chu trình hô hấp sẽ là: oxy đi từ phế quản đến phổi, và khuếch tán đến các mao mạch.

Có nhiều trường hợp chạy bền khiến bạn bị đau cơ bụng, hay đau một bên hông. Nguyên nhân là do bạn nghĩ rằng chỉ cần hít thở thật mạnh sẽ thu về nhiều oxy, cơ thể sẽ đỡ mệt hơn. Đây là suy nghĩ sai lầm. Khi chạy bộ, trọng lực cơ thể sẽ tác động lên cơ bụng và hai chân lúc bạn vừa chạy vừa hít thở. Nếu bạn tập được thở ra mỗi khi chân chạm đất thì cơ bụng sẽ được thả lỏng, lực tác động lên đôi chân cũng giảm đi đáng kể.

2. Cách thở khi chạy bền

Thông tin tham khảo: Collagen là gì?

2.1. Điều chỉnh nhịp thở

Điều chỉnh được nhịp thở sẽ giúp bạn nạp được lượng oxy tốt nhất cho cơ thể đồng thời cũng thải tối đa CO2 ra ngoài.

Phương pháp điều chỉnh nhịp thở có thể tóm gọn như sau:

  • Khi bắt đầu khởi động: nhịp thở 3 – 2 ( 3 nhịp hít vào, 2 nhịp thở ra)
  • Khi chạy nhanh: nhịp thở 2 – 1 ( 2 nhịp hít vào, 1 nhip thở ra)
  • Khi tăng tốc: nhịp thở 2 – 1 – 1 – 1 ( 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra, 1 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra)

Nếu như cảm thấy khó nhớ, bạn có thể vừa chạy vừa nhẩm theo.

2.2. Luyện tập cách thở bằng bụng

Thở bằng bụng là phương pháp được nhiều vận động viên áp dụng. Lợi ích của phương pháp này là tối ưu lượng oxy nạp vào cơ thể. Cụ thể là, khi bạn hít thở, cơ hoành sẽ kéo cơ bụng co thắt, lúc này làm lồng ngực được mở rộng hơn, thu được lượng oxy nhiều hơn, dễ dàng điều phối đủ đến các mao mạch, giảm tình trạng đau, mỏi cơ.

Thở bằng bụng có thể luyện tập như sau:

  • Nằm ngửa, vai và lưng cố định trên thảm.
  • Tập cho cơ bụng phồng lên tối đa khi hít vào
  • Làm cơ bụng xẹp xuống khi thở ra
  • Dùng mũi và miệng để tập luyện.

2.3. Kết hợp thở bằng mũi và miệng

Mũi và miệng đều tham gia vào quá trình hô hấp sẽ giúp lượng oxy nạp vào cơ thể được nhiều hơn nếu chỉ dùng một cơ quan.

3. Những điểm cần lưu ý khi tham gia chạy bền

Thông tin tham khảo: Những bệnh không nên uống collagen

  • Thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chạy bền. Khi trời quá nóng, lúc này thân nhiệt tăng cao, bạn phải cho nhịp thở nhanh hơn để giúp cơ thể hạ nhiệt. Còn trời quá lạnh thì nên giữ ẩm kỹ để tránh tình trạng nhiệt độ cơ thể với môi trường quá chênh lệch, gây sốc nhiệt.
  • Khi bạn đang chạy, bổng hụt hơi, cơ bắp đau nhức, đó không phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm gì mà là cơ thể đang thiếu oxy. Hãy bình tĩnh mà điều chỉnh hơi thở sao cho phù hợp.

Những cách thở khi chạy bền được đề cập trên đây rất hữu ích. Nhưng chính bạn là người lựa chọn cách nào sẽ phù hợp với mình, do nhịp thở mỗi người không giống nhau. Hãy dành thời gian luyện tập cách thở này để đạt được hiệu quả tối ưu khi tham gia chạy bền. Chúc bạn thành công!

Ai có nhu cầu cần thuê áo bà ba hay trang phục biểu diễn tại tphcm thì nên xem ngay

nguồn: https://trekhoedep.net/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail