Tác hại của trà sữa trân châu bạn đã biết chưa?

24

Tác hại của trà sữa trân châu đã và đang là một vấn đề đáng quan ngại trong thói quen ăn uống của nhiều người. Mặc dù trà sữa trân châu có thể hấp dẫn với hương vị thơm ngon và cảm giác nhai nhốt đặc biệt từ những viên trân châu dai ngọt, nhưng nó cũng mang theo những tác động không tốt đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những tác hại chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thành phần có trong 1 ly trà sữa trân châu

Tín đồ trà sữa cần biết điều này để không gây hại cho sức khỏe | Báo Dân trí

Trà

  • Trong trà sữa, trà thường được sử dụng là trà đen, trà xanh, trà ô long có chứa chất chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe.
  • Tuy nhiên, để tăng hương vị và thu hút người tiêu dùng, nhiều người bán trà sữa thêm các hương liệu như hương sen, hương nhài, hương bạc hà. Những hương liệu này thường chứa các hóa chất độc hại như penzylacetat, P-dimethoxy penzin, khi uống quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.

Sữa

  • Để làm cho trà sữa thêm hấp dẫn và tăng lợi nhuận, người bán thường sử dụng kem béo thay cho sữa tươi hoặc sữa đặc.
  • Kem béo thường chứa nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể gây các vấn đề về sức khỏe như tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt.

Hạt trân châu

  • Hạt trân châu chủ yếu được làm từ tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80% thành phần), đường cô đặc, hương liệu và hầu như không có chất xơ, protein hay khoáng chất.

Đường

  • Một ly trà sữa có thể chứa đến 50g đường, vượt quá lượng đường tối đa mà chúng ta nên tiêu thụ mỗi ngày:
  • 37,5g/ngày (tương đương với 9 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 150 calo) cho nam giới.
  • 25g/ngày (tương đương với 6 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 100 calo

2. Những tác hại của trà sữa trân châu

Uống 2 ly trà sữa trân châu/ tháng sẽ không béo, không tiểu đường

 

2.1.Gây béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng

Trên thực tế, tác hại của trà sữa trân châu  là do không chứa sữa và không có trà như chúng ta nghĩ. Thành phần chủ yếu của nó thường là kem béo pha trộn với bột “trà”, cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm và bột pha màu chế tác thành.

Theo thông tin, “sữa” trong trà sữa trân châu so với sữa thật thiếu hụt canxi, các loại vitamin B, vitamin A, vitamin D và hàm lượng protein cũng rất thấp. Những chất dinh dưỡng có trong sữa thực thật thì không có trong trà sữa, nhưng ngược lại, trà sữa lại chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, thành phần chủ yếu của hạt trân châu thường là tinh bột lọc, đường cô đặc và hương liệu thực phẩm. Đường cô đặc là một loại chất phụ gia thực phẩm, nhưng nó cũng chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As).

Các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo rằng, ngoài những thành phần độc hại có trong hạt trân châu, sử dụng không đúng cách còn có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí hóc chết người.

2.2.Gây tổn thương gan, thận

Với mục đích lợi ích, nhiều cửa hàng trà sữa trân châu đã không sử dụng bột trà tự nhiên mà thay vào đó là bột màu nhân tạo. Mặc dù khi uống, không có sự khác biệt đáng kể so với trà tự nhiên, thực tế là thành phần này được chế tạo từ các chất tổng hợp hóa học. Nếu lượng trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn và sử dụng không thường xuyên, thì không có tác hại nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu có sự thêm vào các chất phụ gia vượt quá mức cho phép hoặc tiêu thụ quá nhiều, nó có thể gây áp lực lên gan và thận. Nếu sử dụng trà sữa này thường xuyên trong thời gian dài, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho chức năng của gan và thận.

2.3.Tăng khả năng gây vô sinh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của các loại trà sữa thường là dầu thực vật được hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans. Loại axit béo này có khả năng giảm hooc môn nam giới, gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, nó cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, góp phần tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư và vô sinh.

Trên đây là những tác hại của trà sữa trân châu mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho các bạn. Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích!

Cùng xem: Tiêu chí chọn viên uống collagen năm 2023 là gì?,  Không dùng collagen khi bị bệnh nào?

Nguồn: https://trekhoedep.net/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail